1. Làm sạch lưỡi

Theo bác sĩ Jan Linart (Mỹ), nguyên nhân gây hôi miệng chính là một loại vi khuẩn có phản ứng tiêu cực với oxy trong miệng của con người, được gọi là vi khuẩn kỵ khí. Chúng không cần cung cấp oxy cho sự tăng trưởng, thậm chí vi khuẩn kỵ khí sẽ chết nếu oxy hiện diện.
 
Vi khuẩn kỵ khí có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể người, nhưng tập trung với số lượng lớn ở khoang miệng. Vì loại vi khuẩn này không thích không khí trong lành, nên chúng nép sâu hơn vào bề mặt miệng, gây viêm và chảy máu nướu, viêm nha chu. Từ đó tạo ra hơi thở có mùi hôi thối.
 
Làm sạch lưỡi thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn
 
Bác sĩ Jan khuyến cáo mọi người sử dụng dụng cụ cạo lưỡi để loại bỏ vi khuẩn vùi trong các gai lưỡi hoặc trên các núm vị giác của lưỡi. Nếu chưa có dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng, bạn có thể dùng muỗng nhỏ để cạo nhẹ nhàng bề mặt lưỡi trong khi đánh răng.
 

2. Sử dụng nước súc miệng có oxy

Vi khuẩn kỵ khí có xu hướng tích tụ trong các đường viền của amidan và tạo ra sỏi amidan (bã đậu amidan) – tích tụ vi khuẩn và kháng hóa của các mảnh vụn trong kẽ hở của amidan của bạn. Sỏi amidan có thể không gây đau đớn, nhưng chúng có thể gây ra hôi miệng.
 
Bác sĩ Jan cũng khuyến cáo mọi người súc miệng sâu trong cổ họng bằng nước muối hoặc gặp bác sĩ tai mũi họng để loại bỏ chúng.
 

3. Uống nhiều nước

Về cơ bản, nước bọt của con người có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, giữ Sức Khỏe răng miệng ổn định và hơi thở có mùi thơm. Trong khi đó, việc uống quá ít nước sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình tiết nước bọt trong khoang miệng. Hơn nữa, nước bọt cũng có tác dụng phá vỡ, rửa sạch và cuốn trôi thức ăn thừa khỏi những kẽ răng. Nếu thức ăn bị phân hủy trong miệng, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh và gây ra mùi hôi.
 
Uống nhiều nước giúp làm sạch khoang miệng
 
Bác sĩ Jan khuyến cáo, mọi người nên uống nước sau ăn và uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày.
 

4. Tránh nước súc miệng chứa cồn

 

Cồn có trong nước súc miệng sẽ làm miệng của bạn trở nên khô hơn, vi khuẩn có cơ hội để phát triển nhiều hơn. Nếu bạn chưa biết lựa chọn loại nước súc miệng nào cho phù hợp, bạn có thể tự pha nước súc miệng không chứa cồn tại nhà với baking soda.
 
Bạn trộn 1 muỗng baking soda vào 1 cốc nước ấm, nhỏ thêm vài giọt tinh dầu bạc hà, sau đó súc miệng mỗi ngày. Baking soda là một chất kháng khuẩn tự nhiên, giải quyết nhanh chóng vấn đề hơi thở có mùi.
 

5. Bổ sung thực phẩm chứa vi khuẩn có lợi

Tăng lợi khuẩn cho đường ruột giúp hơi thở thơm tho

 

Bác sĩ Jan nhận định, một hơi thở tốt cũng nhờ vào hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Bởi vậy, khi bạn ăn các loại thực phẩm lên men có chứa men vi sinh như kim chi, sữa chua… giúp gia tăng vi khuẩn có lợi trong ruột (ruột già, ruột non, dạ dày). Từ đó, hệ thống tiêu hóa sẽ không phát tán hơi thở khó chịu vào khoang miệng của bạn.
 

6. Nhai lá bạc hà tươi hoặc mùi tây

Các nghiên cứu cho thấy, mùi tây chứa nhiều chất diệp lục, có thể chống lại các hợp chất lưu huỳnh, chống các vi khuẩn gây mùi.
 
Bạn có thể ăn lá mùi tây tươi, hoặc pha trà với lá (thân cây) mùi tây khô để khử mùi hôi miệng. Lá bạc hà cũng tương tự.
 

7. Dùng bàn chải và chỉ nha khoa

Việc dùng bản chải đánh răng có thể loại bỏ mảng bám và vi khuẩn bề mặt răng, nhưng kẽ răng thì không thể. Các khoáng chất trong nước bọt ( như canxi và phốt phát) có thể khiến mảng bám giữa kẽ răng này cứng lại(hay còn gọi là cao răng). Các khuẩn lạc vi khuẩn có thể nhân lên và đào sâu hơn vào nướu của bạn. Theo thời gian, nướu xung quanh răng bị kích thích, gây viêm. Nướu của bạn bắt đầu bị phá vỡ, dẫn đến chảy máu nướu khi bạn đánh răng. Nếu kéo dài, khoảng trống giữa nướu và răng sẽ phát triển.
 
Dùng chỉ nha khoa giúp làm sạch răng toàn diện
 
Về cơ bản, vi khuẩn kỵ khí sẽ là “thủ phạm” dẫn tới các bệnh về nướu và hôi miệng. Bởi vậy, bạn nên làm sạch răng bằng cả bàn chải và chỉ nha khoa.
 

8. Tránh xa thuốc lá

Thuốc lá ảnh hưởng tiêu cực tới hơi thở

 

Bác sĩ Jan cho biết, hút thuốc dẫn tới ức chế hệ thống miễn dịch. Điều này có thể cản trở khả năng chống lại vi khuẩn xấu của cơ thể. Đồng thời có thể dẫn đến sự tiến triển nhanh hơn của các bệnh về nướu và hôi miệng.
 

9. Gặp nha sĩ định kỳ

Bạn nên chọn phòng khám nha khoa tin tưởng và thuận tiện, lui tới ít nhất hai lần một năm (tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn) để làm sạch. Hãy nói với nha sĩ về tình trạng hơi thở có mùi của bạn, kể cả khi đã thử mọi cách đều không thuyên giảm.
 
 
Như Quỳnh (t/h)
 
Share.