Bát nháo thị trường mầm đậu nành
Isoflavone hay còn gọi là Phytoestrogen (Estrogen có nguồn gốc từ thảo dược) giúp chị em cân bằng nội tiết tố nữ. Theo nghiên cứu, những hợp chất có thành phần tương tự như isoflavone được tìm thấy trong khá nhiều loại thực vật. Nhưng một nghiên cứu khoa học cụ thể đã chỉ ra rằng, isoflavone trong đậu nành là dồi dào, dễ hấp thu và phù hợp với cơ địa của người Việt Nam nhất.
Lợi dụng sự quan tâm của người tiêu dùng đối với tinh chất isoflavone trong mầm đậu nành, nên nhiều cơ sở đã đưa ra thị trường những sản phẩm bột đậu nành có nguồn gốc không rõ ràng kèm theo những công dụng “thần thánh” hóa khác. Mặc dù đã cảnh giác, nhưng người tiêu dùng cũng khó đủ tỉnh táo trước những lời mời chào của các nhà sản xuất, người bán hàng.
Người tiêu dùng khó lựa chọn sản phẩm mầm đậu nành đảm bảo chất lượng.
Những sản phẩm này dù dược cơ sở sản xuất dán nhãn thực phẩm chức năng khi đưa ra thị trường, tuy nhiên rất ít có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Bằng mắt thường khó có thể nhận ra sản phẩm được bày bán là tinh chất bột đậu nành thực sự hay là tạp chất gì khác.
Thực tế, cơ quan chức năng từng kiểm tra bất ngờ các loại thực phẩm chức năng bột mầm đậu nành thì phát hiện một số mẫu sản phẩm không hề có tem chống giả hay nhãn riêng của thương hiệu, thậm chí không có ngày sản xuất, hạn sử dụng.
Thị trường hiện nay có quá nhiều sản phẩm từ mầm đậu nành, quá nhiều cơ sở bày bán sản phẩm, người tiêu dùng càng hoang mang hơn về độ an toàn, chất lượng sản phẩm. Bởi vậy, bài viết này sẽ gợi ý cho bạn cách để làm mầm đậu nành ngay tại nhà, đơn giản và đảm bảo Sức Khỏe.
Cách làm mầm đậu nành
Nguyên liệu:
Đậu nành: 200g đến 300g.
Rổ hoặc hũ để đựng.
Nước sạch.
Khăn bông sạch.
Cách thực hiện:
Bước 1: Vo sạch đậu nành, nhặt hết hạt mọt, mốc, lép và sạn, sau đó ngâm với nước ấm (38 – 40 độ C). Ngâm từ 10 đến 12 tiếng cho hạt đậu nở ra.
Bước 2: Ủ mầm đậu nành bằng cách lấy rổ nhựa để cách mặt đất khoảng 2 cm trở lên, sau đó lót một lớp vải màn xuống đáy rổ và trải đều đậu nành lên trên. Tiếp theo, làm ướt một chiếc khăn bông to rồi trùm lên trên rổ chứa đậu nành.
Cách làm mầm đậu nành đơn giản tại nhà.
Bước 3: Cho rổ đậu đã ủ vào chỗ tối, mỗi ngày mang ra sấp nước 1 lần rồi lại để vào chỗ tối. Khoảng 3 ngày là đậu có thể nảy mầm.
Cách chế biến mầm đậu nành
Nguyên liệu:
200gram mầm đậu nành.
Máy xay sinh tố.
500gram đường trắng.
Nước đậu nành nấu chín là có thể sử dụng.
Cách làm:
Bước 1: Mầm đậu nành rửa sạch, nhặt bỏ vỏ.
Bước 2: Xay mầm đậu nành với 1,2 lít nước, lấy rổ (vải) lọc sạch, sau đó nấu chín.
Bước 3: Sau khi nấu chín, bạn có thể cho thêm đường bào rồi uống nóng.
Hiện nay có nhiều dạng chế phẩm từ mầm đậu nành. Trong đó, giá đậu nành (mầm đậu nành tươi) sử dụng ngay khi đậu nành nảy mầm, dạng tươi. Cách trồng rất dễ, tuy nhiên hàm lượng isoflavone có trong đậu nành (mầm đậu nành tươi) mới ở dạng thô, khó hấp thu hơn. Bởi vậy, có thể coi đây như một loại thực phẩm phục vụ nhu cầu dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, bột mầm đậu nành là hình thức mầm đậu nành khô xay ra thành bột. Đây cũng là cách chế biến thô sơ của mầm đậu nành nên hiệu quả loại bỏ tạp chất không cao, ít chắt lọc được hoạt chất chính. Chị em sử dụng bột mầm đậu nành với mục đích bổ sung chất dinh dưỡng, protein và chất xơ.
Còn với tinh chất mầm đậu nành là dạng chiết xuất cô đặc của mầm đậu nành. Trong quá trình chiết xuất, tạp chất và các loại chất không có tác dụng bổ sung nội tiết tố nữ sẽ được loại bỏ. Do đó, hàm lượng hoạt chất rất cao, dễ hấp thu. Tuy nhiên, chị em cần lựa chọn nhãn hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng.
Như Quỳnh (t/h)