Mụn đầu đen là gì?
Khi lỗ chân lông bị tắc bởi bã nhờn (dầu), sau đó các tế bào da chết bị đông cứng lại tiếp xúc với không khí sẽ hình thành mụn đầu đen.
Mụn đầu đen thường không gây đau nhức và xuất hiện nhiều ở các vị trí trên mặt. Tuy nhiên thì ở những khu vực khác trên cơ thể có khả năng bị tắc nghẽn lỗ chân lông vẫn có thể gây ra mụn đầu đen như da đầu, ngực, lưng, cánh tay và vai.
Ngoài ra, mụn đầu đen là một dấu hiệu đầu tiên của mụn trứng cá tuổi teen và có thể có trong một số bệnh về da.
Nguyên nhân gây mụn đầu đen
Mụn đầu đen thường được nhận ra sớm nhất trong quá trình trị mụn trứng cá, bệnh viêm da ảnh hưởng đến mặt, lưng và ngực của hầu hết những ai bước qua tuổi dậy thì. Ngoài ra thì nó được hình thành do những nguyên nhân chính sau:
Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Nếu không vệ sinh da mặt sạch sẽ và thông thoáng thì các vi khuẩn và da chết trên mặt sẽ đông cứng khi tiếp xúc với không khí, từ đó gây nên mụn đầu đen.
Chế độ ăn uống không hợp lý khi nạp vào quá nhiều thức ăn dầu mỡ, cay nóng hoặc thường xuyên uống nước ngọt, cà phê, các thức uống có cồn (bia, rượu,..) sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, khiến da dễ nổi mụn hơn.
Không uống đủ nước mỗi ngày làm hạn chế quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, khiến da mặt nổi mụn đầu đen.
Chế độ sinh hoạt không khoa học như ăn ngủ không điều độ, căng thẳng và áp lực quá mức, nơi sống ô nhiễm,..đều là những tác nhân gây hại khiến da mặt nổi mụn đầu đen.
Tự ý điều trị không được tư vấn từ các chuyên gia hoặc bác sĩ da liễu như việc sử dụng mỹ phẩm trị mụn đầu đen có chứa các thành phần gây hại như lithium, corticoid, sử dụng thuốc tránh thai chứa androgen sẽ khiến bã nhờn tiết ra nhiều hơn dễ hình thành mụn đầu đen.
9 công thức tự nhiên trị sạch mụn đầu đen
Đường, mật ong, dầu oliu và tinh dầu vani
Trộn lẫn tất cả các nguyên liệu theo tỷ lệ: 1/4 bát đường nâu, 1/4 bát đường trắng, 1/4 bát dầu oliu, 1 thìa cà phê mật ong và 1/2 thìa cà phê tinh dầu vani. Quấy kỹ cho đều rồi dùng để tẩy da chết ở những phần có mụn đầu đen. Rửa sạch bằng nước ấm và chỉ áo dụng 1 lần/tuần. Phần hỗn hợp không dùng hết bảo quản trong lọ kín ở nhiệt độ phòng.
Bột yến mạch, mật ong, sữa chua và dầu oliu
Sữa chua, mật ong và dầu oliu mỗi thứ lấy 2 thìa cà phê, cho vào máy xay sinh tố cùng 1/4 bát bột yến mạch. Xay ở vận tốc nhẹ cho đến khi các nguyên liệu đều nhuyễn ra. Bôi lên mặt, mát xa theo chuyển động tròn 1-2 phút, nếu da cực kỳ nhạy cảm thì không bỏ qua bước mát xa, giữ mặt nạ trong 5-7 và rửa sạch với nước ấm. Công thức này có thể áp dụng 1-2 lần/tuần.
Bột quế và yến mạch
Trộn một lượng bột quế và bột biến mạch bằng nhau, thêm nước vào từ từ cho đến khi cho hỗn hợp bột đặc quánh. Dùng ngón tay thoa bột lên mũi, chà xát nhẹ nhàng trong 1 phút sau đó rửa sạch bằng nước lạnh. Áp dụng 1-2 lần/tháng sẽ thấy giảm mụn đầu đen rõ rệt.
Dầu dừa và tinh dầu
Quay dầu dừa trong lò vi sóng 10-15 giây, cho vào hũ thuỷ tinh, nhỏ khoảng 10 giọt tinh dầu chanh hoặc trà xanh rồi quấy đều cho đến khi hoà tan vào nhau. Mỗi ngày dùng tăm bông chấm hỗn hợp lên da bị mụn đầu đen 2 lần, sáng và tối sau khi rửa mặt sạch. Hỗn hợp dầu nên được bảo quản trong lọ kín, ở nhiệt độ phòng.
Than hoạt tính và đất sét xanh
Trộn 1/2 thìa cà phê than hoạt tính với 1 thìa cà phê đất sét xanh cùng một ít nước cho đến khi tan nhuyễn vào nhau. Thoa một lớp mỏng lên mặt, chờ đến khi bề mặt dung dịch khô hoàn toàn thì rửa sạch với nước. Nếu sử dụng mặt nạ này 1-2 lần/tuần, lỗ chân lông sẽ luôn sạch bong.
Vaseline và nilon gói thực phẩm
Cách này nên áp dụng ngay sau khi xông mặt hoặc tắm xong vì nước nóng làm lỗ chân lông trên da nở ra. Đầu tiên thoa vaseline lên mũi, lấy nilon bọc thực phẩm đắp lên trên, cuối cùng áp khăn bông ấm lên lớp nilon. Giữ khăn bông trên mũi cho đến khi khăn nguội về nhiệt độ phòng. Giở khăn và nilon ra, dùng giấy ăn lau sạch vaseline, các chất bẩn và mụn đầu đen sẽ dễ dàng bị trôi theo. Sau khi làm sạch mũi, xịt lotion vào bông tẩy trang rồi đắp lên mũi để se khít lỗ chân lông. Phương pháp này nên thực hiện 1-2 lần/tháng.